Bạn mới bắt đầu nghiên cứu bán hàng trên Shopee, tuy nhiên bạn lại chưa biết bắt đầu từ đâu? Bài viết hôm nay Dịch vụ Ecom sẽ chỉ cho bạn 3 cách phân tích từ khóa Shopee dễ dàng và hiệu quả. Giúp bạn chọn đúng từ khóa và sản phẩm bán trên Shopee có lượng tìm kiếm nhiều, dễ ra đơn.
Cách phân tích từ khóa Shopee hiệu quả
Phương pháp 1.
Đối với phương pháp nghiên cứu từ khóa shopee này các bạn làm như sau:
Đầu tiên, các bạn truy cập vào trang chủ Shopee.vn. Sau đó bạn hãy xác định từ khóa chính trong ngành hay ngách của bạn. Vậy từ khóa chính là gì? Hiểu đơn giản là bạn bán sản phẩm gì thì sản phẩm đó là từ khóa chính.
Ví dụ:
- Bạn bán áo thun -> từ khóa chính là: “áo thun”
- Bạn bán túi xách nữ -> từ khóa chính là: “túi xách nữ”
- Bạn giày thể thao -> từ khóa chính là: “giày thể thao”
Sau khi xác định được “từ khóa chính“, các bạn nhập từ khóa đó vào thanh tìm kiếm của Shopee. Tuy nhiên đừng bấm “tìm kiếm” hay “enter” ngay mà khi nhập từ khóa vào hãy để như vậy, thanh tìm kiếm sẽ gợi ý ra rất nhiều từ khóa liên quan đến từ khóa chính đó. Các bạn hãy lưu lại tất cả từ khóa đó vào “Excel” hay “Google sheet”
Sau khi đã lưu tất cả các từ khóa. Chúng ta tiếp tục đi tìm “từ khóa phụ“. Vậy từ khóa phụ là gì? Từ khóa phụ là từ khóa có gắn thuộc tính, đặc tính, tính năng sau từ khóa chính. Ví dụ “ôm body” “tay dài” “trắng” để bổ sung ý nghĩa về đặc tính, tính năng cho sản phẩm đó.
Như vậy tiếp theo chúng ta hãy nhập từ khóa “áo thun trắng” vào thanh tìm kiếm, shopee sẽ trả về kết quả và bạn tiếp tục copy hết chỗ từ khóa đó vào “Excel” hay “Google sheet”.
Như vậy trên đây là phương pháp phân tích từ khóa thứ nhất
Phương pháp 2
Tiếp theo, phương pháp 2 là một phương pháp phân tích từ khóa shopee sâu hơn và biết được từ khóa đó có bao nhiêu lượt truy vấn, tìm kiếm trên shopee trong những ngày qua.
Để sử dụng phương pháp này thì bạn cần tạo 1 tài khoản shopee người bán, sau đó bạn đăng một sản phẩm bất kì lên.
Tiếp theo, truy cập vào phần quảng cáo shopee
Chọn tạo chiến dịch mới -> Quảng cáo tìm kiếm.
Sau đó bạn kéo xuống 1 tý và chọn thêm sản phẩm đã đăng lên (phải thêm sản phẩm thì mới thêm được từ khóa) -> Thêm từ khóa
Sau khi bấm vào thêm từ khóa. Các bạn có thể nhập từ khóa vào ô tìm kiếm để phân tích từ khóa đó. Tại đây mình chọn “áo thun nam”. Lưu lượng tìm kiếm trong tháng là 1 triệu lượt tìm kiếm.
Các bạn phân tích các từ khóa quan trọng và lưu vào nhé
Phương pháp 3
Phương pháp 3, chúng ta sử dụng công cụ thứ 3 như:
Công cụ 1: Keywordtool
Để sử dụng công cụ này, bạn cần truy cập vào https://keywordtool.io/ sau đó chọn khu vực Việt Nam, ngôn ngữ Vietnamese. Sau đó nhập từ khóa vào công cụ tìm kiếm và phân tích
Ưu điểm:
- Phân tích được nhiều từ khóa, đa dạng từ khóa chính phụ
Nhược điểm:
- Mất phí mới xem được lưu lượng truy cập
- Các từ khóa tìm kiếm trên Google chứ không phải Shopee
*Lưu ý:
- không nên chèn từ khóa thương hiệu
- Không sử dụng từ khóa thông tin
Công cụ 2: Phân tích từ khóa shopee bằng phần mềm Atosa
Đây là một công cụ thứ 3 được phát triển để hỗ trợ các nhà bán hàng trên shopee
Ưu điểm:
- Phân tích được nhiều từ khóa, đa dạng từ khóa chính phụ với lưu lượng tìm kiếm đầy đủ
Nhược điểm:
- Mất phí để sử dụng
Tuy nhiên phần mềm này được đánh giá cao hơn Keywordtool.
Kết luận
Như vậy trên đây là các cách phân tích từ khóa shopee mà mình biết tới và đã sử dụng qua. Đối với những bạn mà mới bắt đầu bán hàng trên shopee thì mình khuyên nên sử dụng phương pháp 1 và 2 kết hợp. Khi đã tìm được được nhiều từ khóa với phương pháp 1, các bạn lựa chọn phương pháp 2 để xem lưu lượng truy cập của từ khóa đó là bao nhiêu. Còn đối với sử dụng công cụ bên thứ 3 sẽ rất tiện lợi tuy nhiên các bạn phải bỏ tiền ra mua theo tháng thì mới có thể sử dụng được. Hi vọng với những kiến thức mà Dịch vụ Ecom chia sẻ sẽ giúp các bạn bán hàng shopee ra thật nhiều đơn.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách gỡ Sao Quả Tạ Shopee chi tiết
- Quy trình bán hàng trên Shopee chi tiết cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn nghiên cứu thị trường Shopee để bán hàng hiệu quả
- Dịch vụ lên Shopee Mall tăng uy tín cho gian hàng
- Cách tăng đánh giá 5 sao trên Shopee (Lazada – Tiktok Shop)
- 10 Sai lầm phổ biến khi mới bán hàng Shopee bạn thường mắc phải